dat ve may bay

Đặt vé máy bay trực tuyến
nhanh chóng tiết kiệm
090.548.1988
0936 336 389

Kinh nghiệm đi máy bay từ A đến Z cho người bay lần đầu

Kinh nghiệm đi máy bay từ A đến Z cho người bay lần đầu

Đối với những người lần đầu đi máy bay hẳn là vẫn chưa hình dung được quá trình sẽ diễn ra như thế nào, tâm lý hồi hộp, lo lắng là khó tránh khỏi. Để giúp quý khách có thể yên tâm hơn thực hiện hành trình bay đầu tiên của mình chúng tôi sẽ chia sẻ tới quý khách tất tần tật kinh nghiệm về đi máy bay từ A đến Z.

Kinh nghiệm đặt vé máy bay

Vé rẻ, khuyến mãi đặc biệt từ các hãng hàng không là các loại vé không cho phép đổi tên, hủy vé và hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào, bạn được phép đổi ngày bay nhưng phải trả thêm phí chênh lệch tùy theo giá vé tại thời điểm đó. Loại vé này được tổ chức bán, thanh toán qua các trang web chính thức của đơn vị bay

Trong quá trình đặt vé, chú ý gỡ bỏ các lựa chọn mặc định mà các hãng bay hay chủ định đưa vào trong quá trình đặt vé như hành lý mua thêm, bảo hiểm, chọn chỗ ngồi, đồ ăn… để tránh phát sinh thêm chi phí nếu bạn thực sự không có nhu cầu sử dụng.

Nếu đặt các chuyến bay nối tiếp, thời gian dãn cách là 4 giờ nhằm tránh các sự cố trễ chuyến bay. Vì nếu trễ chuyến sau thì bạn tự chịu.

Nếu đặt vé rẻ cho nhóm thì nên đặt lần lượt cho từng người. Không nên đặt một lúc cho nhiều người vì như vậy sẽ mất rất nhiều thao tác, thời gian hơn nữa sẽ đẩy chi phí của nhóm cao hơn (vé rẻ thương ưu tiên 1 vé / 1 hành khách)

Nếu đặt online bạn được giữ chỗ trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần thanh toán ngay

AirAsia là hãng bay giá rẻ tốt nhất ở Đông Nam Á. bởi giá hợp lý, lộ trình phong phú, có uy tín.
Các thông tin khi đặt vé như hộp thư điện tử, số điện thoại liên hệ cần phải khai báo chuẩn xác
Chú ý các chuyến bay vé rẻ thường khởi hành vào lúc đêm khuya hoặc sáng sớm.

Chuẩn bị hành lý trước khi lên máy bay

Hành lý xách tay bạn chỉ được mang tối đa 7kg. Nên các đồ dùng cá nhân, giấy tờ quan trọng, vé máy bay, đồ điện tử, các loại pin sạc, các loại mỹ phẩm, chất lỏng có dung tích dưới 100ml, chút đồ ăn nhẹ và áo khoác mỏng, máy ảnh, laptop, điện thoại …

Thuyệt đối không mang theo dao, kéo, vũ khí, đồ dũa móng tay, bật lửa …

Với các mẹ có con nhỏ, hãy mang theo đồ ăn nhẹ, sữa, đồ chơi, áo khoác, khăn cùng các vật dụng cần thiết cho bé trong một túi gọn gàng. Tối nhất là một túi đeo ngang hông cho đồ của mẹ và một balo nhỏ cho đồ của con.

Tùy theo tấm vé và đăng ký ban đầu, bạn có thể được gửi tối đa khoảng 20 kg hoặc 30 kg hành lý. Mỗi kiện hành lý không được quá 30 kg để tránh cho nhân viên vận chuyển trong sân bay bị quá sức. Quá số cân này, bạn sẽ bị yêu cầu chia thành hai kiện. Để tránh nhầm lẫn hay thất lạc hành lý của mình, bạn nên đánh dấu vali với những miếng dán màu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào dễ thấy nhất. Nếu cả nhà cùng đi du lịch, việc chọn vali đồng màu cho các thành viên là khá hữu ích.

Lựa chọn trang phục trước khi vào cửa kiểm soát

Hãy nhớ, trang phục của bạn không nên có đính kim loại, chúng sẽ gây cho bạn phiền toái khi đi qua cửa kiểm soát. Bạn còn phải tính đến sự thay đổi khí hậu giữa nơi khởi hành và địa điểm sẽ đến, và cả những lần chợp mắt ngắn ngủi trên máy bay

Nên mặc quần jeans không bó, áo thung phụng là tốt nhất. Phụ nữ có thể mặc váy dài, kèm theo khăn quàng cổ.

Chọn chất liệu vải không thấm mồ hội và gây bốc mùi nha.

Không nên mặc đồ sáng, mang giày cao gót.

Làm thủ tục bay

1. Chuẩn bị

Trước khi đi máy bay bạn phải có trong tay:

- Vé máy bay
- Chứng minh thư nếu đi trong nước hoặc hộ chiếu nếu đi nước ngoài
- Visa nếu nước cần đến yêu cầu.
- Tiền mặt để đóng thuế sân bay khi đi: một số sân bay châu Á như Nội Bài (Hà Nội), Don Muang (Bangkok), … thu lệ phí sân bay khi bạn đi máy bay từ nơi đó (trong khi các sân bay ở nơi khác gộp thuế đó vào luôn giá vé máy bay), thông thường lệ phí này thu bằng đơn vị tiền của nước sở tại, để tránh phải đổi tiền tại sân bay (nơi mà tỉ giá thường thấp) bạn nên chuẩn bị sẵn số tiền này. Ngoài ra bạn cũng nên có trước một ít tiền của nước đến để có thể tiêu ngay mà không cần phải đổi ở sân bay.

Bên cạnh đó là các đồ dùng mà bạn muốn mang theo, chia làm hai loại:

- Đồ xách tay (hand/cabin luggage) là đồ mà bạn mang theo bên mình khi lên máy bay, bạn sẽ để đồ này lên giá phía trên ghế ngồi hoặc dưới gầm ghế hoặc giữ bên mình. Hành lý dạng này thường có giới hạn về kích thước, cân nặng, số lượng túi được mang theo, … tuỳ theo quy định của từng hãng hàng không. Do vấn đề về an ninh, bạn không được phép mang theo các vật dụng có ý sát thương như dao, kéo…

- Đồ gửi (checked luggage) thường là đồ nặng, cồng kềnh mà bạn gửi khi làm thủ tục check-in, đồ này vẫn đi cùng chuyến bay với bạn nhưng được để ở khoang hành lý riêng, bạn chỉ có thể lấy đồ khi đến nơi. Tuỳ theo loại vé máy bay, hãng hàng không mà số lượng đồ gửi (tính theo kiện/bao/gói) hay cân nặng được quy định khác nhau, nếu bạn gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền. Các hãng đều qui định danh mục các mặt hàng không được phép mang theo, bạn phải tuân thủ quy định này.

- Trọng lượng hành lý gửi: tuỳ theo loại vé, hãng hàng không mà số kg hành lý có giới hạn khác nhau. Thông thường đi đường dài được gửi 30kg/người, đi nhiều người với nhau có thể gộp lại để chung tải. Nếu gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền, lệ phí cao.

2. Vé máy bay

Bạn có thể mua vé máy bay trực tiếp qua các hãng hàng không hoặc qua các đại lý, thường mua qua đại lý hay mua trước khi đi một thời gian thì giá sẽ rẻ hơn. Một số hãng hàng không hiện nay bán vé qua Internet, do không phải trả thêm tiền thuê nhân viên, địa điểm, … , nên giá vé cũng ngang với giá của đại lý.

Các thông tin liên quan đến vé máy bay:

- Hạng vé (class): tuỳ theo phân loại của từng hãng mà có thể có nhiều hạng khác nhau, phổ biến có Economy, Bussiness và First class, trong đó hạng Economy là rẻ nhất.

- Tình trạng vé (status):

OK/Confirmed: ngày giờ bay là chính thức.

Wait Listed: ngày giờ bay mà bạn đã đăng ký chưa được chắc chắn do đã hết chỗ và bạn được cho vào danh sách đợi. Nếu có người bỏ chỗ mà bạn đứng đầu danh sách đợi thì bạn sẽ được đi vào chuyến đã đăng ký, khi đó status của bạn chuyển thành OK.
Open : bạn chưa đăng ký ngày, giờ bay. Bạn có thể đăng ký bất cứ lúc nào miễn là trước khi vé hết hạn sử dụng.

- Chuyến bay (flight): ký hiệu chuyến bay, ví dụ VN188, bạn có thể tìm thông tin về chuyến bay trên các bảng điện tử qua ký hiệu này.

- Ngày giờ bay (date/time): ngày/giờ máy bay cất cánh ở nơi đi và hạ cánh ở nơi đến, giờ địa phương

- Bay thẳng (non-stop) hay quá cảnh (transit): bay thẳng là chuyến bay đi thẳng từ điểm bạn cần đi đến nơi bạn cần đến, transit là chuyến bay dừng tại một hoặc vài nơi khác trước khi đến điểm bạn cần đến.

3. Sân bay

Sân bay bao giờ cũng chia làm 2 khu tách biệt:

• Khu đến (arrival): Nơi mà hành khách từ nơi khác bay đến sẽ đi ra ở khu vực này.

• Khu đi (departure): Nơi mà hành khách làm thủ tục để đi máy bay đến nơi khác.

Trong mỗi khu có thể chia làm hai: nội địa (dành cho các chuyến bay nội địa) và quốc tế (dành cho các chuyến bay quốc tế). Với các sân bay lớn, từng khu nói trên còn chia làm bến (terminal) (ví dụ ở sân bay Bangkok, Singapore), mỗi terminal có một số hãng hàng không nhất định hoạt động, bạn đi hãng nào hoặc đón người thân đi hãng nào thì đến terminal tương ứng của khu tương ứng.
Các biển báo ở sân bay đều ghi rất rõ bằng hai thứ tiếng: Tiếng địa phương và tiếng Anh. Sân bay luôn có các trạm thông tin (information point) để giúp đỡ hành khách. Các sân bay lớn thậm chí còn cho in sơ đồ sân bay.

Các bảng điện tử nằm rải rác trong sân bay thông báo các chuyến bay đến và đi, bạn xem thông tin ở đây và để ý loa thông báo. Cần chú ý để không nhầm giữa thông tin đi (departure) và đến (arrival), các chuyến bay của terminal nào.

4. Check-in

Ở khu departure, bạn tìm đến các quầy của hãng hàng không mà bạn đi, thường có hai hoặc nhiều quầy. Nếu đã đến giờ check-in, các quầy sẽ có nhân viên phục vụ. Nếu vé của bạn chưa ghi chỗ ngồi (seat) mà bạn muốn chọn chỗ thì nên đến sớm để xếp hàng. Tùy theo hạng vé mà bạn xếp hàng vào quầy tương ứng. Trước khi đi vào các quầy để làm thủ tục, bạn có thể phải đi qua trạm kiểm soát đồ, bạn chỉ phải đưa hành lý gửi lên để scan, đồ xách tay sẽ kiểm tra ở các bước sau.

Bạn phải đưa vé máy bay, chứng minh thư hoặc hộ chiếu/visa cho nhân viên tại quầy kiểm tra, nếu có đồ gửi bạn đưa lên bàn cân, nhân viên có thể kiểm tra luôn hành lý xách tay của bạn có hợp lệ không. Nếu đi một nhóm, bạn có thể làm thủ tục cùng lúc với họ. Bạn có thể đề nghị được ngồi cạnh cửa sổ hay cạnh lối đi, nếu còn chỗ trong hạng tương ứng nhân viên sẽ xếp cho bạn theo yêu cầu. Ngồi cạnh cửa sổ thích hợp với những chuyến bay ngắn, bạn không bị quấy rầy bởi người ngồi phía trong khi họ muốn ra ngoài, hoặc bạn có thể ngắm cảnh khi máy bay cất/hạ cánh. Nếu bạn không muốn làm phiền người khác khi hay phải đi toilet thì bạn có thể xin ngồi cạnh lối đi.
Sau khi xong thủ tục, bạn sẽ nhận lại vé máy bay (đã bị xé đi trang tương ứng với chuyến bay đang làm thủ tục), giấy tờ đưa lúc trước, thẻ lên máy bay (Boarding Pass) và cuống vé tương ứng với hành lý gửi. Có bao nhiêu kiện hành lý gửi thì có bấy nhiêu cuống vé, bạn phải giữ cuống vé cho đến khi ra khỏi sân bay. Từ lúc này đến lúc lên máy bay, bạn sẽ dùng Boarding Pass thay thế cho vé máy bay. Trên thẻ này ghi địa chỉ phòng đợi tức là cổng (gate) mà bạn sẽ phải có mặt trước khi lên máy bay, thời gian phòng đợi mở cửa, số ghế (seat) trên máy bay của bạn.

5. Làm thủ tục xuất cảnh

Tùy theo sân bay, bước kiểm tra an ninh có thể diễn ra trước hoặc sau bước làm thủ tục xuất cảnh. Nếu bạn đi ra nước ngoài, bạn sẽ phải làm thủ tục xuất cảnh. Tại đây, bạn đưa ra hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan xem xét và có thể đóng dấu vào hộ chiếu của bạn hay gỡ bỏ visa/giấy tờ liên quan khỏi hộ chiếu của bạn nếu đã hết giá trị.

6. Kiểm tra an ninh

Đồ xách tay của bạn sẽ được đưa qua máy quét, và bạn sẽ đi qua một cổng từ, chìa khóa hay các đồ kim loại bạn nên cho ra khay để qua đường máy quét, tránh làm mất thời gian của cả hai bên một cách không cần thiết.

7. Vào phòng đợi

Sau khi xong hai bước trên là bạn đã vào khu vực quốc tế, tại đây có các quầy hàng lưu niệm, đồ ăn… bạn có thể đi dạo nếu còn thời gian hoặc đến thẳng phòng đợi. Các sân bay lớn thường có các khu giải trí giúp hành khách tiêu thời gian nếu phải chờ đợi lâu (như khi đi transit). Nên để ý các thông báo trên loa hoặc trên các bảng điện tử. Nếu bạn có vé hạng Bussiness hay First class sẽ có một khu vực riêng dành cho bạn. Chú ý: Vặn đồng hồ theo giờ địa phương để tránh bị động, mặc dù bạn sẽ không bị bỏ rơi một khi đã vào đến đây.

Chọn chỗ ngồi

Khi đến giờ lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không sẽ xuất hiện ở phòng đợi. Hành khách có vé hạng cao vào trước, tiếp đó là những người tàn tật, những người có trẻ em đi cùng, những người còn lại xếp hàng lần lượt vào hoặc nhân viên sẽ gọi theo số ghế. Bạn đưa ra Boarding Pass, nhân viên xé một phần và đưa lại cho bạn mảnh nhỏ hơn trên đó có ghi số ghế của bạn, bạn đi theo hành lang nhỏ để lên máy bay hoặc ra xe bus để đến chân máy bay.

Số ghế trên máy bay có dạng 55B, trong đó 55 là hàng ghế, chữ cái đi kèm chỉ vị trí ghế trong hàng. Máy bay nhỏ thường có 6 ghế một hàng, trong khi máy bay lớn có thể có 10 ghế hoặc hơn. Tiếp viên trên máy bay sẽ hướng dẫn bạn đi đúng lối để đến vị trí của bạn. Khi đến đúng hàng ghế của mình, bạn nhìn ký hiệu chữ cái và hình vẽ tương ứng để ngồi đúng chỗ. Hành lý xách tay để trên giá phía trên đầu hoặc dưới ghế ngồi/chân của bạn. Bạn có thể gửi tiếp viên cất hộ áo comple/vest để tránh bị nhàu nát.

- Nếu bạn có thật nhiều tiền, hãy chọn cho mình ghế hạng nhất (First Class), với chỗ ngồi này bạn có một bàn ăn lịch sự, chất lượng ghế cao cấp, thoải mái ngủ, nghỉ và có nhiều phương tiện giải trí tiện nghi hơn (nhạc, phim,báo chí…).

- Ở mức tiền ít hơn bạn có thể chọn ghế hạng thương gia (Business Class), không phải riêng một góc trời nhưng cũng tương đối rộng rãi.

\Tuy nhiện, phần đông hành khách đi máy bay đi hạng ghế là E class = Economy Class.
Nên “check in” sớm hơn mọi người. Câu nói đầu tiên với nhân viên là chào hỏi và kèm theo luôn đó là một đề nghị được ngồi “isle seat” (ghế cạnh đường đi) và “close to the wind” ( vị trí ghế gần phần cánh máy bay ). Tuy động cơ phản lực nằm trên cánh máy bay, nhưng người ngồi trên cánh và trước cánh sẽ không bao giờ nghe gì cả… chỉ có những hàng ghế sau đuôi ống phản lực sẽ gánh chịu hết những tiếng ồn đó.

Làm đẹp khi bay (dành cho mấy Chị)

1. Khi máy bay gần hạ cánh, hãy buộc tóc với một chiếc khăn lụa để giữ tóc không bị bông xù.

2. Với da dầu, hãy dùng một chút phấn tóc (giống như dầu gội đầu khô) để hạn chế sự tiết dầu của chân tóc.

3. Bôi một chút xả khô lên tóc, nó sẽ giúp tóc bạn chống lại được không khí quá khô trên máy bay.

4.  Như thường lệ, đừng quên mang lược để chải tóc.

5. Có thể sử dụng giấy làm bóng tóc, nó giúp tóc bạn chống lại việc xù tung lộn xộn.

6. Thư giãn bằng miếng đắp mắt từ dưa chuột, giúp làm ẩm và giữ cho bạn một đôi mắt trong veo, tỉnh táo suốt chuyến bay.

7. Nếu muốn tẩy trang trong chuyến bay, hãy sử dụng loại giấy tẩy trang có độ dưỡng ẩm tốt.

8. Hãy dùng thanh che khuyết điểm để dấu đi những vết quầng thâm dưới mắt hay các nốt mụn.

9. Mascara dạng nén là một phương án tối ưu khi các chất lỏng bị hạn chế mang lên máy bay.

Loại này thường được các ngôi sao Hollywood kì cựu sử dụng để làm mi trông dày và dài hơn.

10. Thoa kem dưỡng và ủ tay trong loại găng tay được làm từ cotton sẽ giúp cho da tay bạn luôn mềm mại và không bị khô vì không khí trên máy bay.

Ăn ngon trên máy bay

Bạn cần chọn các loại thức ăn sau:

1. Bạn nên ăn lót dạ trước và trong chuyến bay với thực phẩm có nhiều protein (không nên ăn quá no)

2. Ăn những món ăn có gừng làm gia vị, hoặc có thể ăn một vài lát gừng sống. Rất tốt cho tiêu hóa và chóng say máy bay

3 . Khi đi máy bay bạn sẽ rất dễ bị đầy hơi. Do đó cần ăn các thức ăn trợ tiêu hóa như khoai tây. nghệ, thơm…

4. Ăn nhiều các chất chứa vitamin B nhằm giảm cân thẳng như cần tây chẳng hạn. Ngoài ra bạn cũng nên ăn nhiều rau, quả, trái cây, bổ sung đủ lượng kẽm chóng mệt mỏi.

5. Ở độ cao vài nghìn mét so với mặt đất, lại ở trong một môi trường khô, lạnh do bật điều hòa nhiệt độ thấp, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Vì vậy, uống khoảng 180 ml nước khi lên máy bay là vừa đủ cho 3 giờ bay. Muốn đong chính xác lượng nước này, bạn có thể tự mang chai nước không trong túi hành lý xách tay.

Các loại nước hoa quả, sữa cũng có tác dụng nhưng rượu, bia và chất có cồn thì đặc biệt nên tránh khi lên máy bay.Các bữa ăn ở hạng vé của các hãng hàng không như sau:

Hạng StarClass – tiện nghi

Hành khách mua vé loại giá StarClass sẽ được sử dụng đồ uống và đồ ăn nhẹ không hạn chế, cũng như tất cả bữa ăn, bao gồm trong dịch vụ StarClass. Đối với mỗi bữa ăn, hành khách hạng StarClass sẽ có thể lựa chọn từ ba món ăn tùy chọn, một trong ba món sẽ là món chay. Số lần phục vụ bữa ăn sẽ khác nhau tùy theo chiều dài của chặng bay. Đồ uống sẽ bao gồm nước, nước hoa quả, nước ngọt, trà, cà phê và nhiều đồ uống có cồn.

Hạng Phổ thông – có nhiều thứ để lựa chọn

Đối với các chuyến bay quốc tế đường dài bằng máy bay A330, hành khách hạng Phổ Thông có thể chọn trước thực đơn, đồ uống và thanh toán khi mua vé. Hành khách có thể yêu cầu món chay. Thực đơn và đồ uống đã mua trước sẽ được phục vụ trên máy bay. Ngoài ra, hành khách có thể mua thêm thức ăn và đồ uống trên chuyến bay nếu muốn.

Đối với hành khách không thanh toán trước cho thực đơn và đồ uống vẫn sẽ có thể mua trên chuyến khi tiếp viên phục vụ bữa ăn. Vui lòng lưu ý rằng nếu Quý khách không yêu cầu trước, chúng tôi không thể bảo đảm sẽ có món ăn ưa thích của Quý khách.

Hành khách cũng có thể mang theo đồ ăn riêng lên máy bay. Tuy nhiên xin Quý khách lưu ý sẽ không có thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đun nóng trên máy bay và phi hành đoàn sẽ không cung cấp thìa dĩa, muỗng nĩa, giấy ăn và cốc chén cho đồ ăn do hành khách tự mang đồ ăn lên máy bay.

Tất cả hành khách hạng Phổ Thông sẽ được cung cấp một chai nước khi bắt đầu chuyến bay. Tuy nhiên trên máy bay A330-200 cũng sẽ có binh nước uống và ly cốc cho hành khách. Tất cả đồ uống khác có thể mua trên chuyến bay, như nước trắng, nước hoa quả, nước ngọt, trà, cà phê và nhiều loại đồ uống có cồn. Vui lòng lưu ý rằng chỉ có tiếp viên hàng không mới được phép cung cấp đồ uống có cồn cho hành khách trên máy bay.

Trên các chuyến bay của Jetstar Pacific

Jetstar đã ký kết hợp đồng với các công ty có uy tín cung ứng suất ăn và nước uống cho Quý khách trên chuyến bay. Có nhiều loại đồ uống như nước hoa quả, nước ngọt, trà và cà phê; và nhiều loại thức ăn nhẹ khác. Quý khách có thể lựa chọn các món ăn và thanh tóan bằng tiền mặt tùy theo sự lựa chọn của mình.

Hành khách cũng có thể mang theo đồ ăn riêng lên máy bay. Tuy nhiên xin Quý khách lưu ý sẽ không có thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đun nóng trên máy bay và phi hành đoàn sẽ không cung cấp thìa dĩa, muỗng nĩa, giấy ăn và cốc chén cho đồ ăn do hành khách tự mang đồ ăn lên máy bay.

Thực đơn có thể thay đổi.

Chỉ thanh toán bằng tiền mặt, loại từ 100,000 đồng hoặc 20 USD trở xuống.

Tiền trả lại cho Quý khách là tiền Việt Nam.

Cách xử lý khi bị sân bay từ chối làm thủ tục

Có hai trường hợp xảy ra. Bạn dùng chính thẻ của mình để mua vé trên mạng nhưng lại quên đem theo ra sân bay. Trường hợp thứ hai, bạn mua vé trên trang web của hãng hàng không bằng thẻ của người nhà, bạn bè hoặc nhờ ai đó mua trên mạng bằng thẻ của họ. Một số hãng hàng không có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề thẻ thanh toán khi mua vé trên mạng để tránh trường hợp dữ liệu thẻ của khách bị “chôm”.

Đừng vội nóng giận vì nghĩ rằng mình bị xúc phạm. Đó là quy định của đa số các hãng hàng không hiện nay. Để tránh chuyện không hay kiểu này xảy ra, cần lưu ý các điểm sau:

- Nên mua vé máy bay trên mạng bằng chính thẻ ngân hàng của mình và nhớ đem thẻ đã sử dụng ra sân bay lúc làm thủ tục. Nếu bạn đi cùng một nhóm bạn hay gia đình trên cùng chuyến bay, chuyện bạn mua giúp vé cho họ bằng thẻ của bạn sẽ không có vấn đề gì. Miễn là khi làm thủ tục bạn phải xuất trình được thẻ đã dùng để mua vé trên mạng.

- Trong trường hợp bạn nhờ ai đó mua giúp vé trên mạng bằng thẻ của họ, bạn hãy nói người mua giúp đem thẻ đó ra phòng vé của hãng hàng không hoặc ra quầy làm thủ tục ở sân bay xác nhận thẻ đã dùng để thanh toán. Thông thường nhân viên hàng không sẽ yêu cầu chủ thẻ xuất trình giấy chứng minh/hộ chiếu cùng thẻ ngân hàng để làm xác nhận.

- Cũng trong trường hợp mua hộ, để tránh mất công đi lại nhiều lần, bạn có thể nhờ người mua hộ ra tận phòng vé để mua, như vậy bạn sẽ không bị yêu cầu trình thẻ.

- Trường hợp bạn mua vé của một hãng hàng không không có đại diện ở Việt Nam, bạn có thể liên hệ với họ để hỏi xem quy trình xác nhận thẻ đã dùng mua vé trên mạng với tên của người khác.

Thoát hiểm khi máy bay gặp sự cố

Chìa khóa để sống sót trong tai nạn hàng không là vẫn tỉnh táo trong “khoảnh khắc vàng” – 90 giây ngay sau tác động (va chạm mạnh, rơi nổ…).

Trong một tai nạn, tử vong không chỉ xảy ra khi máy bay lao xuống đất, nhưng còn thường do nạn nhân hít phải khói và bị cháy khi không thể nhanh chóng thoát khỏi máy bay.

Khách có thể thực hiện các bước để tự bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra sự cố.

Đầu tiên là phải luôn cài chặt dây an toàn, ngay cả khi máy bay không gặp nhiễu loạn, trồi sụt (turbulence). Những giây quý giá cần thiết để cài lại dây an toàn lúc máy bay gặp sự cố có thể là quá muộn

Bước thứ hai để bảo vệ mình là hãy làm quen với các tính năng an toàn của máy bay.

Trong khi người bay thường xuyên có thể bỏ qua các hướng dẫn an toàn trước chuyến bay, việc hiểu biết cách vận hành các thiết bị an toàn, xác định vị trí cửa thoát hiểm gần nhất và theo hướng dẫn của phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng.

Những quyết định được thực hiện trong các giây tiếp theo sau sự cố, có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Một yếu tố quan trọng khác tạo thêm cơ hội sống sót trong tai nạn, nếu thực hiện đúng các tư thế trong trường hợp khẩn cấp do phi hành đoàn hướng dẫn, như “khom người, tựa đầu vào ghế trước…”.

Tư thế này giữ cho cơ thể bạn không bị tung lên, va đập vào ghế trước, có thể gây chấn thương nặng ở đầu hoặc cổ và có thể khiến bạn không thể thoát khỏi máy bay trong 90 giây quyết định.
Và nhớ là khi thoát ra khỏi máy bay, đừng cố mang theo hành lý hay đồ vật gì cả, vì chúng sẽ làm chậm tốc độ của bạn, thậm chí cản trở bạn và những người khác thoát ra.

Ghế ngồi trong máy bay hành khách được thiết kế tối ưu hóa an toàn. Khoảng cách giữa các hàng ghế và độ nghiêng của lưng ghế được thiết kế để giữ cho khách được an toàn khi va chạm. Các nhà sản xuất máy bay, các hãng hàng không và Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) liên tục tìm ra những biện pháp mới để việc đi máy bay trở nên an toàn hơn.

Hướng đến mục tiêu này, một quy định mới của FAA có hiệu lực vào tháng 10.2011 đòi hỏi kết cấu khung máy bay và chỗ ngồi tất cả các máy bay thương mại mới sản xuất khi bay tại Mỹ phải an toàn, chịu được một lực tác động mạnh lên đến 16G (gấp 16 lần lực hấp dẫn của trái đất), nâng cấp từ chuẩn 9G đã có từ năm 1950.

Một trong những công nghệ được các hãng hàng không thực hiện theo quy định nhằm cải thiện an toàn cho ghế ngồi do AmSafe phát triển lần đầu tiên, đó là việc trang bị túi khí. Nói một cách chính xác, đó là một túi khí nằm gọn trong đai an toàn. Khi có lực tác động, túi khí sẽ bung ra trong vòng chưa đến 90 phần nghìn giây và lấp đầy khoảng trống trước mặt, nhằm bảo vệ đầu và thân của hành khách.

Túi khí an toàn hàng không được thiết kế để chống lại chấn thương ở đầu; và nếu còn tỉnh, khách sẽ có thêm cơ hội sơ tán khỏi máy bay cách an toàn.

Trong khi một số người đặt câu hỏi về sự an toàn của hàng không thương mại, các thống kê về an toàn vẫn được giữ vững. Bạn bay trên một máy bay thương mại thì an toàn hơn là tự mình lái xe đến cửa hàng tạp hóa. Tuy vậy ngành công nghiệp hàng không vẫn không thể giậm chân tại chỗ. Thông qua việc giáo dục hành khách, cải thiện tiêu chuẩn an toàn và ứng dụng công nghệ mới, ngành hàng không dân dụng vẫn nỗ lực nhằm nâng độ an toàn đến mức cao nhất.
 

© 2009 vietpower Copy Right. All Rights Reserved.

0936.336.389